Startup là một thuật ngữ trong ngành kinh doanh mà không phải ai cũng có thể hiểu được hết. Vậy Startup là gì? Một công ty Startup sẽ mang đến những ý nghĩa nào và để thực hiện thành công thì cần những yếu tố nào? Hãy cùng với Tax Plus cùng tìm hiểu và tham khảo trong bài viết này nhé.
Startup là gì?
Start-up hay còn gọi là khởi nghiệp. Theo Investopedia, Startup nghĩa là một công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Các công ty Startup ở giai đoạn này được cấp vốn bởi chính người sáng lập ra nhằm phát triển sản phẩm/ dịch vụ mà họ cho rằng sẽ có nguồn cung.
Do nguồn thu nhập hạn hẹp và chi phí đầu tư cao nên quy mô của các Startup thường không lớn và không được đảm bảo trong 1 thời gian dài nếu như không có sự hỗ trợ từ các quỹ đầu tư về vốn.
Một định nghĩa khác về Startup theo Wikipedia thì Startup là thuật ngữ được dùng để chỉ những công ty vừa thành lập và đang bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Đây là một tổ chức được thành lập ra để cung cấp sản phẩm/ dịch vụ trong những điều kiện mà không được đảm bảo nhất.
Xét cho cùng: Startup là tự một người nào đó có ý định sở hữu 1 công việc kinh doanh riêng, tự làm và tự quản lý, tự kiếm ra thu nhập. Bạn có thể cung cấp hay phát triển sản phẩm/ dịch vụ nào đó hoặc cũng có thể là mua bán lại sản phẩm, cửa hàng đang hoạt động hoặc là hoạt động nào đó đang sinh lợi.

Ý nghĩa của Startup
Đối với 1 Startup, nó mang đến rất nhiều những ý nghĩa khác nhau sau đây:
Đối với cá nhân
Startup có thể giúp họ tạo ra được công việc và thu nhập cho chính bản thân mình mà không phải là đi làm thuê. Startup sẽ được tự do thể hiện tài năng, sự sáng tạo và trình độ của cá nhân. Thậm chí nếu bạn làm tốt 1 Startup, thu nhập đem lại sẽ cao hơn nhiều so với việc đi làm công ăn lương.
Đối với xã hội và nền kinh tế
Các công ty Startups đương nhiên sẽ tạo được ra nhiều công ăn việc làm hơn cho xã hội. Điều này có thể hỗ trợ, góp phần vào công cuộc giải quyết việc làm. Tạo ra thu nhập cho người lao động có thể tự nuôi sống bản thân & gia đình.
Vậy khởi nghiệp startup có thể bắt đầu từ đâu?
Việc khởi nghiệp startup đơn giản có thể bắt đầu từ việc mở 1 cửa hàng quần áo, quán bún bò, phở, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, trang trại trồng cây, xưởng sản xuất 1 sản phẩm, mặt hàng nào đó hoặc có thể đơn giản chỉ là mua đi và bán lại…
Khởi nghiệp là khi bạn sẽ tự mình làm, tự mình quản lý (vừa là nhân viên vừa là ông chủ). Cao cấp hơn bạn có thể tự mình thành lập 1 doanh nghiệp và tuyển nhân viên vào để làm thuê cho bạn. Do đó khởi nghiệp chính là bạn bắt đầu đứng lên làm chủ, khởi nghiệp cũng chính là làm kinh doanh. Startup vì thế cũng được gọi là khởi nghiệp kinh doanh.

Các loại hình khởi nghiệp phổ biến
1. Startup sở trường
Đây là hình thức startup đơn giản nhất mà nguồn vốn lớn nhất đến từ những kiến thức chuyên môn, đam mê, khả năng có sẵn hay kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm của bạn. Ví dụ một số trường hợp là nhà kinh doanh startup dịch vụ tư vấn kinh doanh, tài chính, các blogger chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, tiểu thuyết gia viết sách để kiếm tiền,…
2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là hình thức phổ biến nhất của các công ty startup. Lĩnh vực kinh doanh của hình thức này cũng rất đa dạng và dễ tìm thấy trên thị trường như: quán cà phê, salon tóc, nhà hàng, spa, tiệm đồ da,… Đây là hình thức startup nhiều nhất tại Việt Nam, tuy không tạo ra doanh thu quá lớn tuy nhiên nó cũng đem lại lợi nhuận và việc làm cho nhiều người.
3. Khởi nghiệp có thể mở rộng
Khởi nghiệp có thể mở rộng thường là các startup công nghệ với ý tưởng vô cùng mới lạ, mang tính đột phá. Ví dụ điển hình là Facebook đã để lại một dấu ấn trong lịch sử công nghệ kết nối và có tiềm năng phát triển vô cùng rộng mở. Đặc điểm của các startup thuộc hình thức này là thị trường mục tiêu tiềm năng, có nguồn vốn đầu tư khổng lồ, mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng và khả năng thực thi nhanh, có thể dễ dàng vượt qua đối thủ.
4. Các công ty khởi nghiệp có thể mua được
Tuy startup nào cũng có mục tiêu trở thành tập đoàn lớn phát triển mạnh trong tương lai nhưng cũng không tránh khỏi một số trường hợp công ty phải dừng lại để bán cho các “ông lớn”. Các startup này thường có đặc điểm là thị trường mục tiêu không có tiềm năng mở rộng như dự tính ban đầu, có thể bổ sung cho các công ty lớn khác. Một ví dụ điển hình cho hình thức này là Instagram đã được Facebook mua lại vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD.
5. Khởi nghiệp xã hội
Các công ty startup ở dạng này không phải là công ty phi lợi nhuận, vẫn có nguồn thu nhưng không cao như các startup khác. Lý do là vì định hướng, mục tiêu của các công ty này là muốn tạo được sự tác động tích cực cho xã hội, cho con người.
Những điều cần biết về Startup
Bạn cần phải nắm rõ một số những vấn đề về Startup để có thể giúp mình khởi nghiệp thành công hơn. Cụ thể:
No1: Mục tiêu của Startup
Mục tiêu của Startup không phải là chỉ bắt đầu mà sẽ hướng tới cái cao hơn, chính là trở thành 1 công ty trong lĩnh vực kinh doanh. Đa phần các Startup đều hướng tới mục tiêu này.
Trong giai đoạn Startup, mục tiêu không phải là tối đa hóa lợi nhuận hay phải có nhiều khách hàng hay phải nâng cao được giá trị thương hiệu của mình. Mục tiêu ở giai đoạn Startup này là điều chỉnh, quản lý mô hình kinh doanh để tiến tới sự bền vững, hiệu quả và đem lại lợi nhuận trong tương lai, mở rộng quy mô hơn nữa.
No2: Đặc điểm của Công ty Startup
Với 1 công ty Startup, đặc điểm sẽ là:
- Có mơ ước và quyết tâm để tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa, từ đó giúp người sáng lập luôn nỗ lực để sáng tạo, đổi mới và phát triển, hoàn thiện sản phẩm.
- Đam mê và hết lòng vì công việc, không nghĩ nhiều tới tiền lương hay lợi nhuận.
- Môi trường làm việc gần gũi và thân thiện, trẻ, năng động giống như 1 gia đình.
No3: Vấn đề về pháp lý cần lưu ý
Đối với một Startup, những vấn đề về pháp lý cũng cần phải được chú ý đến sau đây:
- Lựa chọn mô hình công ty: Đây là yếu tố cơ bản để xác lập quy chế về pháp lý đặc thù với từng mô hình.
- Điều khoản sử dụng website: Các Startup sẽ cần phải nắm rõ về điều khoản của website trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay để giúp khởi nghiệp dễ dàng hơn.
- Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ: Đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ, tên thương hiệu, logo, tên công ty… đảm bảo về tính độc quyền hoặc không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Chuẩn bị những giấy tờ pháp lý cần thiết: Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ về pháp lý như ngành nghề, vốn, đáp ứng 1 hay nhiều điều kiện kinh doanh…

Các yếu tố mà Startup cần phải có
Giá trị cốt lõi
Điều thứ nhất giúp bạn định hình được cốt lõi của công ty là giá trị của bạn. Giá trị đó có thể là tốc độ, cũng có thể là dịch vụ khách hàng đặc biệt. Một số nhà start-up có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống như một giá trị cốt lõi, mặc dù nó có xu hướng khó khăn cho những nhà startup. Giá trị cốt lõi đó có thể giúp bạn định hình được văn hóa công ty, môi trường làm việc.
Tầm nhìn
Cơ thể mạnh mẽ bắt đầu với tâm trí mạnh mẽ. Giá trị công ty mạnh mẽ sẽ bắt đầu với tầm nhìn mạnh mẽ. Tại sao bạn tồn tại? Mục đích của bạn, các nhà startup là gì? Có sự rõ ràng xung quanh tầm nhìn của bạn là nền tảng của sự rõ ràng xung quanh việc thực thi, tuyển dụng, gây quỹ và mọi khía cạnh khác của công ty bạn. Tầm nhìn là nền tảng cốt lõi của một công ty start-up.
Sứ mệnh
Sứ mệnh của công ty là một trong những yếu tố dùng để xác định mục đích hoạt động của công ty, những lý do công ty được thành lập và căn cứ tồn tại, phát triển của công ty. Sứ mệnh của công ty cũng chính là tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, điều đó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại và các hoạt động của công ty đối với xã hội.
Thông điệp rõ ràng
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cần có một số tin nhắn đi kèm với hình ảnh để truyền đạt bạn là ai, bạn làm gì, nó sẽ giúp tôi như thế nào và tại sao tôi nên quan tâm. Đối với một người khởi nghiệp, việc trả lời ai, cái gì, như thế nào và tại sao là cực kỳ quan trọng để đảm bảo khách hàng mới của bạn hiểu rõ về doanh nghiệp và sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Xem thêm:
Để thực hiện thành công Startup, người khởi nghiệp cần gì?
Để có thể thực hiện được thành công 1 Startup, người khởi nghiệp sẽ cần tới nhiều yếu tố khác nhau, nhất là về kỹ năng. Cụ thể:
Năng lực sáng tạo luôn không hạn chế
Sự sáng tạo mới có thể đưa được Startup của bạn khác biệt so với đối thủ, nhất là những đối thủ đã có thâm niên lâu năm hơn, có khách hàng nhiều hơn bạn. Sự sáng tạo sẽ giúp bạn nhìn nhận tốt hơn và đưa ra được những phương pháp, chiến lược cho kế hoạch phát triển công ty trong giai đoạn Startup.
Phải có vốn để khởi nghiệp
Vốn chính là một trong những điều kiện cần nhất để có thể khởi nghiệp. Đối với 1 Startup, vốn là yếu tố quyết định tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Đây là 1 nguồn nuôi dưỡng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển các kế hoạch, dự án và là đòn bẩy cho sự thành công của doanh nghiệp Startup.
Luôn kiên trì, không chán nản, không bỏ cuộc
Với 1 Startup, thời gian đầu lúc nào cũng là thời gian khó khăn, nan giải vì vốn, vì kế hoạch, vì lợi nhuận. Vì thế khiến cho nhiều bạn trở nên chán nản và stress. Sự áp lực luôn đè nặng lên vai những người lãnh đạo trong giai đoạn công ty Startup. Vì thế điều bạn cần là kiên trì, luôn vững tin và không bỏ cuộc.
Phải có kỹ năng nền tảng & kiến thức về chuyên môn
Kỹ năng nền tảng và kiến thức chuyên môn chính là một trong những yếu tố quan trọng đối với 1 người khởi nghiệp kinh doanh. Dù cho bạn hoạt động trong lĩnh vực nào thì kiến thức của bạn cũng phải có để đảm bảo bạn tìm hiểu, nghiên cứu một cách sáng suốt nhất. Trước khi khởi nghiệp, điều bạn cần chính là tìm hiểu những vấn đề xung quanh nó để nắm vững và chủ động.

Có kỹ năng tìm hiểu & nghiên cứu về thị trường
Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường chính là một trong những kỹ năng quan trọng để bạn đánh giá tiềm năng, sự cạnh tranh và tình hình thị trường để biết mình nên làm gì, có kế hoạch và chiến lược như thế nào cho cụ thể nhất để giúp cho mình đạt được những hướng đi phù hợp.
Ngoài ra bạn sẽ cần thêm các kỹ năng khác như kỹ năng quản lý tài chính, kỹ năng ủy quyền – giao quyền hay kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược…
Các nguồn tài trợ công ty startup

Từ bạn bè và gia đình: hầu hết các startup khi mới bắt đầu đều kêu gọi nguồn vốn từ những người thân quen nhất như gia đình, bạn thân. Tuy nhiên, khi kêu gọi bạn cần phải trình bày rõ ràng kế hoạch khởi nghiệp, kế hoạch hoàn trả nợ và có biên bản hoặc chữ ký rõ ràng dù là người trong gia đình để tránh các sự cố sau này.
Huy động vốn từ cộng đồng: nếu ý tưởng startup của bạn đem lại một lợi ích to lớn cho cộng đồng, xã hội thì việc huy động vốn từ họ sẽ rất khả thi, giúp bạn có được một nguồn vốn đáng kể để bắt đầu việc kinh doanh.
Từ các nhà đầu tư mạo hiểm: có nhiều công ty và chủ sở hữu hay đầu tư vốn cho các startup có ý tưởng táo bạo nhưng khá mạo hiểm với mong muốn thu về lợi nhuận trong dài hạn. Thay vì đầu tư như một khoản nợ thì nhà đầu tư mạo hiểm sẽ yêu cầu chuyển thành phần trăm vốn chủ sở hữu. Để kêu gọi được vốn từ họ, bạn cần trình bày tiềm năng, cơ hội phát triển của công ty trong tương lai.
Nhà đầu tư thiên thần: là những nhà đầu tư đang dư tiền, muốn tìm kiếm các startup tiềm năng để đầu tư, kể cả có rủi ro và mạo hiểm. Họ sẽ không yêu cầu quá nhiều về nguồn lợi mà họ nhận được, giúp bạn yên tâm phát triển công ty.
Nguồn vay ngân hàng: vay ngân hàng là hình thức phổ biến nhất và cũng đem về cho bạn nguồn vốn lớn nhất. Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều có chính sách hỗ trợ dành cho các Startup. Nếu muốn làm hồ sơ vay vốn startup thì bạn cần chuẩn bị: CMND, sổ hộ khẩu, giấy tờ nhà đất, mục đích sử dụng vốn vay, nguồn thu nhập trả nợ,… cùng các giấy tờ khác.
Xem thêm:
Lời kết
Qua những gì chúng tôi chia sẻ, bạn có thể hiểu được rằng Startup là gì rồi chứ? Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu thêm về khởi nghiệp startup, bạn có thể liên hệ với Taxplus để nắm rõ hơn và giúp mình có thể khởi nghiệp thành công hơn. Mọi thông tin xin liên hệ:
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp.HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: [email protected]
- Website:
Xuất bản ngày: 22/11/2019 @ 20:30
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Startup Là Gì? Yếu Tố Tiên Quyết để Startup Thành Công Vượt Bật【2023】 . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !