CSR có vẻ vẫn còn là một khái niệm mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, CSR lại có vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp. Vậy bạn có biết CSR là gì không? Vai trò và lợi ích của CSR là gì? Nếu bạn muốn tìm hiểu về CSR, hãy cùng Tax Plus tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
CSR là gì?
CSR là viết tắt của từ Corporate Social Responsibility trong tiếng Anh. Tạm hiểu là “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp“, là cam kết về đạo đức kinh doanh cũng như sự đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của họ.
CSR có thể liên quan đến các vấn đề gồm:
- Đầu tư có trách nhiệm xã hội
- Hợp tác với cộng đồng địa phương
- Phát triển mối quan hệ giữa nhân viên & khách hàng
- Bảo vệ bền vững cho môi trường
Có một số doanh nghiệp cố gắng để thực hiện mục đích hoàn thành những mục tiêu liên quan đến xã hội nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp cố gắng đạt được những mục đích về tài chính & mong muốn giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường hoặc xã hội.
? Xem thêm: CPA trong kế toán là gì?

Lợi ích của CSR là gì?
Lợi ích mà các chương trình CSR đem lại sẽ khiến nhiều người bất ngờ. Thực ra nó đã tồn tại từ lâu nhưng tại Việt Nam chưa được phổ biến rộng rãi. Cụ thể khi thực hiện các chương trình CSR, doanh nghiệp sẽ thu lại được các lợi ích sau đây:
- Doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng & xã hội, đồng thời có thể phát triển thương hiệu của chính họ.
- Các hoạt động CSR cũng giúp thúc đẩy tinh thần làm việc và sự gắn kết giữa các bộ phận, nhân viên của một công ty.
- Tạo ra văn hóa và môi trường làm việc tốt hơn, tạo sự thành công cho công ty, doanh nghiệp.
Nhìn chung CSR sở hữu những lợi ích và vai trò toàn diện đối với cả cộng đồng, xã hội, người lao động, doanh nghiệp và chính thương hiệu của doanh nghiệp. Vì thế việc thực hiện chính sách CSR thực sự được xem là quan trọng và cần thiết.

Các ví dụ về CSR ở Việt Nam
Lấy ví dụ đơn giản hơn để bạn có thể hiểu được về hoạt động CSR chính là hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập của Vinamilk với chương trình “quỹ sữa vươn cao Việt Nam” đến 40.000 trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành của Việt Nam. Mục tiêu của chiến lược CSR của Vinamilk chính là xây dựng giá trị cho xã hội và cho các địa phương còn đang gặp khó khăn.
Tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng mang đến hy vọng, Vinamilk vẫn luôn mong muốn thực hiện mục tiêu “mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày”. Hoạt động trách nhiệm xã hội của Vinamilk trong thời gian đó chủ yếu tập trung vào quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” với chiến dịch tặng 40.000 ly sữa cho trẻ em nghèo tại 40 tỉnh thành.
? Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? Những kỹ năng quản lý cấp trung cần có
Tiêu chuẩn ISO về CSR là gì?
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO năm 2010 đã ban hành một bộ tiêu chuẩn tự nguyện nhằm giúp cho các công ty có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của họ. Khác với tiêu chuẩn ISO khác, tiêu chuẩn ISO 26000 thay vì yêu cầu được chuyển thành hướng dẫn. Bởi bản chất của CSR thiên về định tính hơn là định lượng. Đồng thời các tiêu chuẩn đó cũng không thể được chứng nhận.
ISO 26000 đã làm rõ trách nhiệm xã hội là gì, đồng thời giúp các tổ chức chuyển nguyên tắc của CSR thành hoạt động 1 cách hiệu quả hơn. Tiêu chuẩn ISO 26000 này đánh vào các loại hình tổ chức dù là quy mô, hoạt động hay địa điểm. Rất nhiều bên liên quan chính trên thế giới đã góp phần phát triển tiêu chuẩn ISO 26000 này nên tiêu chuẩn này nhận được sự đồng thuận của quốc tế.

Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)
Thực hiện CSR là một việc đầy giá trị cốt lỗi, mang đến nhiều giá trị cho xã hội. Không chỉ có thể xây dựng hình ảnh, tên tuổi của thương hiệu mà còn là tấm gương sáng trong xã hội ngày nay. Xã hội càng phát triển thì doanh nghiệp càng phát triển lành mạnh hơn trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện tại.
Gia tăng lợi thế cạnh tranh
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội mang đến nhiều thiện cảm cho xã hội cũng như trong mắt khách hàng. Trong kinh doanh thì còn gì tuyệt vời hơn là nhận được lòng tin, nhận được cái nhìn thiện cảm từ khách hàng chứ?
Khi được lòng khách hàng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo xã hội, bạn sẽ có chỗ đứng vững chắc và tiếng nói của riêng mình trên thị trường. Từ sự uy tín và danh tiếng đó, bạn có thể phát triển công ty và gia tăng lợi nhuận từ việc khai thác tối ưu các lợi thế mình đang có.
? Xem thêm: CFO là gì? Vai trò, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng CFO trong CTY
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Việc kết nối đầu tư trong kinh doanh không còn là điều xa lạ trong nền kinh tế phát triển vượt bật hiện nay. Khi công ty của bạn có danh tiếng, bạn sẽ rất dễ nhận được các lời mời hợp tác đầu tư và hỗ trợ vốn. Vì khi bạn thực hiện trách nhiệm xã hội, bạn thể hiện được trình độ văn minh của một tổ chức khi tuân thủ các quy định cộng đồng.
? Xem thêm: Mã zip code là gì? Cách tra zip code toàn Việt Nam cập nhật 2022
Các loại CSR doanh nghiệp cần thực hiện

Có rất nhiều khía cạnh của trách nhiệm xã hội để một doanh nghiệp cần đảm bảo. Tuy nhiên, bốn trong số đó là các trách nhiệm cấp thiết cũng như các vấn đề then chốt để sự phát triển bền vững đi đôi với lợi ích lâu dài của cả hai bên.
Trách nhiệm xã hội về môi trường
Đây được xem là một vấn đề muôn thuở của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở các quy mô kinh doanh từ vừa và nhỏ đến các “ông lớn” trong ngành công nghiệp. Môi trường sống là điều kiện kiên quyết để nhân loại có thể tồn tại và phát triển. Một doanh nghiệp có thành công đến đâu nếu như không bảo vệ môi trường, dù sớm hay muộn cũng sẽ bị tước đi những đặc ân từ chính “mẹ thiên nhiên”.
Đây là một trách nhiệm dài lâu và cần nhiều nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp. Phải cùng nhau nghiêm túc chấp hành và hợp tác để giảm thiểu những thiệt hại đến môi trường. Các sự việc CSR liên quan đến vấn đề này khi bị phát hiện đều bị người dân tẩy chay kịch liệt. Đó là hậu quả của việc không đảm bảo trách nhiệm xã hội về môi trường sống xung quanh.
Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh
Đó là trách nhiệm về nộp thuế của doanh nghiệp. Nguồn thuế mà các doanh nghiệp đóng cho Nhà nước sẽ trở thành quỹ hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Thế nên, đây là trách nhiệm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo có một xã hội tốt đẹp.
Không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế quan, đạo đức trong kinh doanh còn là chất lượng của sản phẩm, là uy tín của thương hiệu, là sức khỏe và sự hài lòng của khách hàng được đặt lên hàng đầu. Khi đó, bạn không chỉ đang thực hiện CSR mà còn đang giúp cho con người có nhiều niềm tin hơn về cuộc sống.
Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động
Ở cương vị là những người đứng đầu một doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo nhân viên của mình được làm việc và phát triển trong một môi trường an toàn, chất lượng. Đó còn là sự đối đãi tử tế giữa đồng nghiệp với nhau, sự tôn trọng giữa nhân viên dành cho sếp hay sự công bằng của sếp dành cho nhân viên.
Vấn đề CSR này đặc biệt là mối quan tâm lớn của các quốc gia cường thịnh, vì họ đặt yếu tố nhân quyền làm trọng tâm của chính sách phát triển.Thế nên, đôi khi CSR không phải là một trách nhiệm to tác, lớn lao nhưng lại vô cùng ý nghĩa và đáng thực hiện.
Trách nhiệm xã hội về sự tương trợ lẫn nhau
Khi nền kinh tế lâm nguy, nếu bạn là chủ doanh nghiệp lớn, bạn cần thể hiện vai trò và vị thế của một đàn anh trong nền công nghiệp. Đó có thể là sự giúp đỡ từ hiện kim cho đến hiện vật. Không những vậy, bạn có thể đóng góp thường niên vào các quỹ phúc lợi xã hội cho các mảnh đời khó khăn. Hoặc tổ chức giao lưu học hỏi phát triển về công nghệ, kỹ năng, hay đơn giản là các kiến thức về SEO, affiliate marketing,…giữa các doanh nghiệp với nhau. Đó cũng là một trách nhiệm xã hội mà công ty nên có.
Chia sẻ 3 bí quyết phát triển và thực hiện truyền CSR hiệu quả

CSR vốn dĩ là một vấn đề trừu tượng và không định lượng được ở một mức nào đó. Vì CSR được thực hiện trên tinh thần tự nguyện nhiều hơn nên dường như các doanh nghiệp vẫn còn chưa xem trọng CSR.
Một phần vì là trách nhiệm xã hội và phải mất chi phí nên hiện nay tại Việt Nam chưa thật sự phổ biến. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể thực hiện được CSR hiệu quả?
? Xem thêm: COO là gì? Vai trò & Trách nhiệm tối thượng của COO trong doanh nghiệp
No1: Hãy nghiên cứu các CSR mà doanh nghiệp khác đã làm
Vốn dĩ muốn tồn tại trên thương trường, việc phải học hỏi các kiến thức, học các tiền bối luôn là điều thông minh. Bên cạnh sự sáng tạo thì học hỏi, chắt lọc lại và biến thành cái của mình là một cách làm tiết kiệm nhân lực, công sức cho mỗi doanh nghiệp.
Không ai thành công mà không phải học từ người khác. Vì thế đừng ngại việc học hỏi, thậm chí là bắt chước nếu như bạn chưa biết hay chưa có ý tưởng. Hơn nữa với CSR, học hỏi là điều tốt vì nó mang đến lợi ích cho toàn xã hội.
Lấy ví dụ đơn giản như bạn có thể học từ Duracell trong việc thực hiện chính sách CSR của mình. Họ đã có một bước tiến & trở thành một thương hiệu có trách nhiệm xã hội và hiểu được các vấn đề của khách hàng. Họ tập trung xây dựng niềm tin thông qua việc làm từ thiện, cung cấp đối với những sự kiện mang tính thương tâm, điển hình là cơn bão đã tàn phá Puerto Rico gần đây.
Nhiều công ty đã tập trung vào cộng đồng địa phương hoặc vươn ra thế giới, các châu lục khác. Một chính sách CSR cực kỳ nổi tiếng của Warby Parker chính là “mua 1 tặng 1”, nó đã kết nối được các nhóm người khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.
Mặc dù thương hiệu có những thế mạnh riêng nhưng chúng tôi khuyên bạn nên nhìn nhận và học hỏi, chắt lọc để chọn cái phù hợp nhất với thương hiệu của mình.
? Xem thêm: CMO là gì? Vai trò, chức năng và tầm quan trọng CMO trong CTY

No2: Hãy tích cực hơn trong việc truyền tải kiến thức đến xã hội
Đừng chỉ chăm chăm nghĩ đến việc đem lại lợi ích cho xã hội hay cộng đồng bằng việc cung cấp lợi ích về vật chất. Đôi khi kiến thức còn quý hơn cả vật chất.
Lấy ví dụ đơn giản, bạn có thể truyền tải kiến thức về “kế hoạch hóa gia đình”, kiến thức về việc phòng chống các dịch bệnh như “Sốt xuất huyết”, Cúm AH5N1… rất nhiều những kiến thức bổ ích mà không phải địa phương nào cũng biết.
Chính vì sự thiếu hiểu biết mà gây ra tình trạng mắc bệnh và bệnh tật chính là nguyên nhân khiến đất nước cứ mãi nghèo đói.
Các công ty về dinh dưỡng có thể hướng dẫn cách để nhận biết thông tin nhãn hiệu hay cách để lựa chọn sản phẩm phù hợp với các đối tượng khác nhau, doanh nghiệp y tế thì hướng dẫn các bài tập về sức khỏe, nguyên tắc giữ gìn sức khỏe… Hãy hướng dẫn, truyền tải thông tin nhiều hơn nữa đến cộng đồng, đó là cách làm hữu ích cho chiến dịch CSR.
? Xem thêm: Founder là gì, Co-Founder là gì
No3: Hãy áp dụng những chính sách tốt dành cho người lao động
Trước khi thực hiện chính sách CSR đối với bên ngoài, hãy nghĩ tới chính những nhân viên trong công ty. Họ là những người giúp sức để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển tốt hơn. Chính họ là người giúp bạn thu được lợi ích.
Vì thế hãy dành cho họ những chính sách đãi ngộ tốt, vừa giữ được chân họ lại vừa có thể thúc đẩy tinh thần, lợi ích cuối cùng vẫn là dành cho doanh nghiệp nhưng lợi ích này thực sự tích cực, lợi cho cả đôi bên.
? Xem thêm:
Lời kết
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn bạn hiểu CSR là gì, cần làm gì để giúp phát triển chính sách CSR tốt hơn nữa đối với các doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trong chủ đề “Wiki doanh nghiệp” sẽ mang lại lợi ích giúp các doanh nghiệp phát triển hơn nữa. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Tax Plus theo thông tin sau:
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: [email protected]
- Website:
Xuất bản ngày: 16/11/2019 @ 17:37
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết CSR Là Gì? Tầm Quan Trọng Các Loại Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !