Chi Phí Cơ Hội Là Gì? TẤT TẦN TẬT Thông Tin Cần Nắm 2023

Rate this post

Chi phí cơ hội là một yếu tố không thể bỏ qua trong quyết định đầu tư của một nhà đầu tư. Nó đo lường mức độ rủi ro mà người dùng phải chịu khi tham gia vào một hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư. Tìm hiểu thêm về chi phí cơ hội là gì? và cách tính toán nó trong bài viết của Tax Plus để có một kế hoạch tài chính hiệu quả hơn và có những quyết định đầu tư tốt hơn.

Opportunity Cost – Chi phí cơ hội là gì

Chi phí cơ hội tiếng anh là Opportunity Cost
Opportunity Cost được gọi là chi phí cơ hội

Opportunity Cost được dịch là “chi phí cơ hội“. Thuật ngữ này được dùng để chỉ cho giá trị của những gì mà bạn sẽ bỏ ra để đầu tư cho một thứ khác. Chi phí cơ hội sẽ dựa trên một nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta sẽ phải lựa chọn.

Lựa chọn ở đây nghĩa là lựa chọn đánh đổi để nhận lại được lợi ích nào đó và chúng ta sẽ phải đánh đổi hoặc bỏ ra chi phí nhất định nào đó cho nó.

? Xem thêm: CSR là gì? Tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp

Lịch sử về Opportunity Cost – Chi phí cơ hội 

Thuật ngữ chi phí cơ hội Opportunity Cost được nhà kinh tế học Friedrich von Wieser – người Áo sử dụng lần đầu tiên vào năm 1914 trrong cuốn sách Theorie der gesellschaftlichen Wirtshaft – Lý thuyết về kinh tế xã hội.

Ý tưởng về chi phí cơ hội được dự đoán trước đó bởi những nhà văn như Frédéric Bastiat & Benjamin Franklin. Franklin đã đặt ra cụm từ “thời gian là tiền bạc” sau đó đánh vần lý do về chi phí cơ hội có liên quan đến lời khuyên của ông dành cho một nhà giao dịch tuổi còn trẻ vào năm 1746: “Hãy nhớ rằng thời gian là tiền bạc, anh ta có thể kiếm được mười shillings một ngày bằng sức lao động của mình và đi ra nước ngoài, hoặc nhàn rỗi một ngày đó”.

Chi chí cơ hội không phải lúc nào cũng chỉ liên quan đến tiền bạc mà được đánh giá theo tùy từng tình huống và đánh giá thứ có giá trị nhất với 1 chủ thể nào đó.

Ví dụ: Một người xem trận bóng đá giữa MU & Chelsea vào tối thứ 7 thì anh ta sẽ không xem được những chương trình khác vào tối hôm đó trong khung giờ mà 2 đội đang đấu bóng.

Chí phí cơ hội có thể được tính bằng 1 bộ phim tuyệt vời nào đó hay 1 chương trình ca nhạc mà anh ta cũng rất thích. Nhưng với anh ta thì niềm đam mê với bóng trong thời điểm đó lớn hơn so với những chương trình ti vi còn lại.

? Xem thêm: Chi phí biên là gì? Cách tính và phân tích chi phí biên hiệu quả

Chi phí cơ hội có ưu và nhược điểm gì?

Ưu nhược điểm của chi phí cơ hội
Ưu nhược điểm của chi phí cơ hội

Phương án tính toán, cân đo đong đếm nào cũng có ưu nhược điểm riêng, chi phí cơ hội cũng vậy. Hiểu rõ điều này giúp bạn ứng dụng chi phí cơ hội đúng cách và hiệu quả nhất.

? Xem thêm: Top 11 cách đơn giản cắt giảm chi phí kinh doanh tốt nhất

Ưu điểm của chi phí cơ hội

– Giúp bạn nhận thức được cơ hội bị mất: Chi phí cơ hội buộc bạn phải cân nhắc giá trị thực tế, chọn phương án này sẽ đánh mất giá trị của phương án khác. Điều này giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt và có lợi hơn.

Ví dụ: Bạn có 10 triệu đồng, bạn phân vân không biết nên gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn 1 năm hay đầu tư chứng khoán. Chi phí cơ hội sẽ là số tiền lãi ngân hàng nếu bạn chọn đầu tư chứng khoán, ngược lại nó sẽ là lợi nhuận chứng khoán nếu bạn chọn gửi tiết kiệm.

– Giúp bạn so sánh giá trị tương đối của từng lựa chọn: Tính chi phí này giúp bạn so sánh dược lợi ích tương đối giữa các sự lựa chọn và cuối cùng đưa ra quyết định phù hợp.

Ví dụ: Bạn chỉ còn đủ tiền mua 1 loại cổ phiếu hoặc là cổ phiếu ngân hàng A hoặc là cổ phiếu ngân hàng B. Với số tiền đó bạn có thể mua 500 cổ phiếu ngân hàng A nhưng lại mua được 700 cổ phiếu ngân hàng B.

Tham Khảo Thêm:  Tiết lộ 10+ cách cắm hoa hồng để bàn đẹp, đơn giản, để được lâu

Như vậy, chi phí cơ hội giúp bạn đưa ra so sánh tương đối giữa các sự lựa chọn, đánh giá được lợi ích bị mất và đưa ra lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế bạn nên cân nhắc khi sử dụng.

? Xem thêm: Gross Margin là gì? Cách tính chuẩn xác và ý nghĩa

Nhược điểm của chi phí cơ hội

  • Thời gian: Để tính toán chi phí cơ hội, cần thời gian để tìm kiếm, nghiên cứu, xem xét, so sánh nhiều vấn đề khác nhau. Trường hợp bị hạn chế thời gian, không đủ để suy xét, tính toán, so sánh các sự lựa chọn thì không thể ứng dụng chi phí này được.
  • Khó xác định chi phí kế toán: Chi phí cơ hội là chi phí ở tương lai, khó định lượng kế toán. Mục chi phí này cũng không được đưa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Cách tính chi phí cơ hội

Công thức tính chi phí cơ hội Opportunity Cost được đưa ra dựa trên sự khác biệt giữa lợi nhuận dự kiến của mỗi sự chọn lựa của chủ thể. Cụ thể:

Chi phí cơ hội = lợi nhuận của hầu hết các tùy chọn sinh lợi không được chọn – lợi nhuận được đem lại của tùy chọn đã được doanh nghiệp lựa chọn.

 

Cách tính chi phí cơ hội
Công thức tính chi phí cơ hội Opportunity Cost được đưa ra dựa trên sự khác biệt giữa lợi nhuận dự kiến của mỗi sự chọn lựa của chủ thể

? Xem thêm: Capex là gì? Điều cần biết về chỉ số Capex

Ví dụ về cách tính chi phí cơ hội Opportunity Cost

Chúng ta sẽ lấy ví dụ về cách tính chi phí cơ hội này để bạn nắm rõ hơn. Cụ thể: Công ty AB có 1 dự án và họ đưa ra những phương án đầu tư khác nhau cho kế hoạch của mình

  • Phương án 1: Họ sẽ chọn việc đầu tư vào chứng khoán để hy vọng tạo ra được lợi tức.
  • Phương án 2: Họ tái đầu tư tiền trở lại vào doanh nghiệp và hy vọng rằng các trang thiết bị mới hơn sẽ đem đến hiệu quả sản xuất và giúp chi phí hoạt động thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận đạt được cao hơn.
  • Giả sử lợi tức đầu tư vào thị trường chứng khoán là 12% trong năm sau và công ty sẽ hy vọng tạo thêm được 10% so với cùng kỳ năm ngoài hoặc năm nay.

Từ công thức ta có: Chi phí cơ hội Opportunity Cost = 12% – 10% = 2%.

Nói cách khác, họ sẽ mất cơ hội kiếm được lợi nhuận cao hơn vì đã chọn đầu tư vào chính doanh nghiệp của mình.

? Xem thêm: EBIT là gì? Cách tính & Kinh nghiệm phân tích EBIT trong đầu tư

Một số ví dụ về chi phí cơ hội

Bạn có thể tham khảo một số những ví dụ về chi phí cơ hội để giúp mình hiểu hơn về chi phí cơ hội Opportunity Cost này. Qua những ví dụ cụ thể dưới đây, bạn sẽ biết doanh nghiệp mình nên làm gì và chọn phương án như thế nào cho phù hợp với nhu cầu nhất.

Chi phí cơ hội trong cuộc sống

Chi phí cơ hội trong cuộc sống được biểu hiện qua những ví dụ sau: Lấy ví dụ về việc đi làm thêm của sinh viên. Nếu như đi làm thêm, sinh viên đó sẽ không còn nhiều thời gian để học, ôn bài hoặc thậm chí có thể phải bỏ buổi lên lớp, bỏ đi những cơ hội khác về việc làm tốt hơn hoặc cơ hội vui chơi với bạn bè cùng trang lứa… Nếu như sinh viên đi làm thêm thì cơ hội tốt nhất bị bỏ đi chính là đến lớp nghe giảng, mục đích chính của sinh viên là đi học, tiếp thu kiến thức chuyên ngành. Bài học bị bỏ đi là chiến lược kinh doanh quan trọng, do đó cần phải xác định chi phí cơ hội trong từng trường hợp cụ thể.

Lúc này chi phí cơ hội Opportunity Cost được hiểu là bài học chiến lược kinh doanh của bạn sinh viên đó.

Mặc dù đôi khi sẽ phải đánh đổi những cái quý hơn, tốt hơn cho cuộc sống của bản thân nhưng vì có nhiều lý do bắt buộc, người ta sẽ phải nghĩ đến cái đại cục, điều quý giá hơn với họ ở thời điểm đó để lựa chọn. Giống như bạn sinh viên đó, nếu đến lớp nghe giảng thì bị đuổi việc, đuổi việc thì không có tiền ăn ở, sinh hoạt hay nộp học phí.

Công thức tính chi phí cơ hội Opportunity Cost
Bất cứ ai cũng có thể phải đánh đổi cơ hội khác có thể giá trị hơn.

Chí phí cơ hội Opportunity Cost trong những thương vụ bạc tỷ

Một ví dụ thực tế về chi phí cơ hội Opportunity Cost khá điển hỉnh là việc chuyển 73 triệu chứng chỉ tín thác của tập đoàn Alibaba do Son Masayoshi (Ông chủ Sorfbank) – tương đương với khoảng 11,1 tỷ USD tiền lãi trước thuế mà công ty này nắm giữ. Từ đó người đứng đầu Sorfbank mới có cơ hội để mua lại hãng thiết kế Chip ARM.

Tham Khảo Thêm:  Khám phá Cồn Tiên - Điểm du lịch "cực chất" ở Bến Tre

Chi phí cơ hội của việc chuyển nhượng đình đám này chính là khoản tiền sinh lời 11.1 tỷ USD của 73 triệu chứng chỉ tín thác của tập đoàn Alibaba. Thương vụ đình đám này chính là một trong những thương vụ được rất nhiều người trầm trồ.

Qua ví dụ cũng là bài học này chúng ta có thể thấy rằng nếu muốn thành công, đừng nên làm quá nhiều thứ 1 lúc. Hãy tập trung vào thứ gì đó và để thành công, bất cứ ai cũng có thể phải đánh đổi cơ hội khác có thể giá trị hơn.

? Xem thêm: Giá trị tài sản ròng Net Worth là gì? TẤT TẦN TẬT bạn phải biết

Chi phí chìm là gì?

Chi phí chìm (Sunk Cost) là khoản chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án và dù dự án có thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã phát sinh và không thể thu hồi được.

122809524 1608178912700507 3066929131599251523 n
Chi phí chìm là tiền đã được chi tiêu và không thể thu hồi được

Ví dụ chi phí chìm cụ thể:
Giả sử khi bạn mua một cái áo qua mạng với giá 200.000 đồng nhưng khi hàng về, cái áo không giống như trong tưởng tượng của bạn, nó rất xấu và không phù hợp với bạn. Lúc này bạn có 2 sự lựa chọn:
Lựa chọn 1: Dù không thích nhưng vẫn mặc cái áo đó vì đã bỏ tiền ra mua
Lựa chọn 2: Bỏ luôn cái áo đó và không mặc.
Khi đó, số tiền 200.000 đồng là chi phí chìm, cho dù bạn lựa chọn một trong 2 cách trên thì thực tế bạn không thể lấy lại được tiền.

Phân biệt chi phí chìm với chi phí cơ hội

Trước khi có sự phân biệt giữa chi phí chìm và chi phí cơ hội, tác giả sẽ có những phân tích khái quát về chi phí cơ hội:

Chi phí cơ hội là số lợi nhuận tiềm năng mà một nhà đầu tư bỏ lỡ khi họ cam kết lựa chọn đầu tư này hơn lựa chọn đầu tư khác.

Phân tích chi phí cơ hội đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một công ty phải chịu một khoản chi phí phát hành cả vốn nợ và vốn cổ phần để bù đắp rủi ro đầu tư cho người cho vay và cổ đông, tuy nhiên mỗi công ty cũng chịu một khoản chi phí cơ hội.

Chẳng hạn, quỹ được sử dụng để thanh toán các khoản vay không được đầu tư vào cổ phiếu hoặc trái phiếu, những thứ mang lại tiềm năng thu nhập từ đầu tư. Công ty phải quyết định xem việc mở rộng được thực hiện bởi sức mạnh đòn bẩy của nợ có tạo ra lợi nhuận lớn hơn mức có thể kiếm được thông qua các khoản đầu tư hay không.

Một công ty cố gắng cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của việc phát hành nợ và cổ phiếu, bao gồm cả cân nhắc tiền tệ và phi tiền tệ, để đạt được sự cân bằng tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí cơ hội. Bởi vì chi phí cơ hội là một cân nhắc trong tương lai, tỷ suất sinh lợi thực tế cho cả hai lựa chọn ngày nay là không xác định, làm cho việc đánh giá này trở nên khó khăn trong thực tế.

Giả sử công ty trong ví dụ trên từ bỏ thiết bị mới và thay vào đó đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nếu chứng khoán đã chọn giảm giá trị, công ty có thể bị thua lỗ hơn là được hưởng lợi nhuận 12% như mong đợi.

Để đơn giản, giả sử khoản đầu tư mang lại lợi nhuận là 0%, nghĩa là công ty thu được chính xác những gì đã bỏ vào. Chi phí cơ hội của việc chọn tùy chọn này là 10% đến 0% hoặc 10%. Cũng có thể là, nếu công ty chọn thiết bị mới, sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận sẽ vẫn ổn định. Chi phí cơ hội của việc chọn phương án này sau đó là 12% chứ không phải là 2% như mong đợi.

Điều quan trọng là phải so sánh các lựa chọn đầu tư có rủi ro tương tự. So sánh một tín phiếu Kho bạc, hầu như không có rủi ro, với việc đầu tư vào một cổ phiếu biến động mạnh có thể gây ra một tính toán sai lầm. Cả hai lựa chọn có thể có lợi nhuận dự kiến ​​là 5%, nhưng Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ tỷ lệ hoàn vốn của T-bill, trong khi không có sự đảm bảo nào như vậy trên thị trường chứng khoán. Mặc dù chi phí cơ hội của một trong hai lựa chọn là 0%, T-bill là cách đặt cược an toàn hơn khi bạn xem xét rủi ro tương đối của mỗi khoản đầu tư.

Tham Khảo Thêm:  Đặc sản Mũi Né - Các món Dông

? Xem thêm: EBITDA là gì? Hiểu chi tiết về EBITDA

Sự phân biệt giữa chi phí chìm với chi phí cơ hội được thể hiện như sau:

Tiêu chí Chi phí chìm Chi phí cơ hội
Định nghĩa Chi phí chìm là chi phí đã phát sinh và không thể thu hồi được bằng bất kỳ phương tiện nào. Chi phí cơ hội là chi phí thể hiện lợi nhuận bị bỏ qua của các cơ hội thay thế.
Tính chất Chí phí chìm rõ ràng, cố định (vì chúng là kết quả của các dòng tiền thực tế) Chi phí cơ hội nói chung là tiềm ẩn vì bản chất chúng không có ý nghĩa và không xuất hiện dưới dạng dòng tiền mặt
Ước tính chi phí Chi phí chìm có thể được ước tính chính xác vì chúng có giá mua thực tế đã phát sinh. Chi phí cơ hội khó ước tính hơn vì chúng thường không có giá trị và giá trị của chúng mang tính chủ quan hơn.
Báo cáo Chi phí chìm đã được thanh toán và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Chi phí cơ hội không được thể hiện trên báo cáo tài chính, mặc dù chúng có thể được đưa vào báo cáo quản lý.
Vai trò trong việc ra quyết định Chi phí chìm đã phát sinh và do đó không còn phù hợp với các quyết định kinh doanh trong tương lai. Chi phí cơ hội rất quan trọng đối với việc ra quyết định kinh doanh trong tương lai vì chúng đại diện cho những lợi ích tiềm năng mà một doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án thay thế khác.

Ví dụ về sự khác biệt: Mua 1.000 cổ phiếu của công ty A với giá 10 đô la một cổ phiếu, tương ứng với chi phí chìm là 10.000 đô la. Đây là số tiền được trả để đầu tư và việc nhận lại số tiền đó yêu cầu thanh lý cổ phiếu bằng hoặc cao hơn giá mua. Nhưng thay vào đó, chi phí cơ hội đặt ra câu hỏi có thể đưa 10.000 đô la đó vào đâu để sử dụng tốt hơn.

Sự khác biệt chính giữa chi phí chìm và chi phí cơ hội là khi các tổ chức đang đưa ra các quyết định chiến lược quan trọng cho tương lai của mình, chi phí chìm không được coi là chi phí đã phát sinh trong quá khứ và không thể thu hồi được. Tuy nhiên, chi phí cơ hội sẽ hữu ích trong việc quyết định phương án tốt nhất phải được lựa chọn khi đưa ra các quyết định quan trọng.

Khái niệm chìa khóa trong kinh tế học

Trong kinh tế học, chi phí cơ hội được sử dụng giống như 1 căn cứ để so sánh lợi ích đã thu được ở lựa chọn của chủ thể nào đó, và hiểu đơn giản thì đó chính là chi phí kinh tế. Đó được xem như một vấn đề lớn mà bất cứ nhà quản lý hay nhà đầu tư nào cũng cần phải tính toán đến mỗi khi đứng trước nhiều lựa chọn về cơ hội cho mình.

Dù là chọn phương án nào, thì bạn chắc chắn cũng sẽ mất đi một khoản chi phí cơ hội. Tuy nhiên vấn đề cần chú ý là chi phí cơ hội mất đi cho sự lựa chọn là nhiều hay ít, có xứng đáng để đánh đổi hay không. Trước khi quyết định họ sẽ tính toán đến lợi nhuận tiềm năng của mỗi cơ hội. Từ đó nghiên cứu các phương án và ước tính lợi nhuận mà mỗi phương án đó mang lại là bao nhiêu.

Lựa chọn phương án tốt nhất

Đôi khi người ta lựa chọn phương án tốt nhất lại không phải là phương án sinh lời nhiều nhất trong thời gian ngắn hạn nào đó. Quyết định lựa chọn và bỏ ra chi phí cơ hội này sẽ dựa trên mục tiêu dài hạn thay vì chỉ nhìn tới cái lợi nhuận trước mắt. Ví dụ về thương vụ bạc tỷ của ông chủ Sorfbank, ông ta lựa chọn mục tiêu dài hạn chứ không phải là ngắn hạn tạm thời.

tính chi phí cơ hội
Quyết định lựa chọn và bỏ ra chi phí cơ hội này sẽ dựa trên mục tiêu dài hạn thay vì chỉ nhìn tới cái lợi nhuận trước mắt

? Xem thêm:

Lời kết

Trên đây chính là những chia sẻ của Tax Plus Blog để bạn có thể nắm rõ hơn về chi phí cơ hội là gì – Opportunity Cost hay Chi phí chìm – Sunk Cost. Qua đó cũng sẽ giúp bạn hiểu hơn về khoản chi phí cơ hội và cân nhắc hơn tới các phương án lựa chọn cho doanh nghiệp.

Tax Plus chúc bạn một ngày mới tràn đầy năng lượng, hãy ghé thăm Website để cập nhật những thông tin chi tiết và chuyên sâu nhất.

Xuất bản ngày: 26/11/2019 @ 19:24

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Chi Phí Cơ Hội Là Gì? TẤT TẦN TẬT Thông Tin Cần Nắm 2023 . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

Related Posts

Cakhia TV: Địa chỉ xem Live bóng đá miễn phí

Cakhia TV: Link xem bóng đá Euro trực tuyến chất lượng nhất 2023

Cakhia TV là địa chỉ khá quen thuộc với những ai đam mê bóng đá. Web hiện đang trực tiếp những giải bóng hàng đầu thế giới,…

Du lịch bụi đến đảo Phú Quốc cần biết những kinh nghiệm gì?

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết khi đi du lịch bụi đến đảo Phú Quốc cần biết những kinh nghiệm gì thì bài viết này sẽ…

Những quán cafe đẹp và lãng mạn ở Hạ Long

Còn gì bằng một buổi sáng đẹp trời vừa thưởng thức tách cà phê thơm nồng vừa quan sát cảnh tàu thuyền neo đậu, cảnh giao thương…

Danh sách các món ăn ngon thu hút khách du lịch

Nhiều du khách nước ngoài sau khi đi tour Cakhia TV đã khen ngợi những món ăn mà họ đã thưởng thức trong chuyến tham quan. Họ…

Những hòn đảo đẹp nhất ở Hạ Long

Vịnh Hạ Long có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có rất nhiều hòn đảo tuyệt đẹp khiến du khách phải mê mẩn và ngưỡng mộ….

Những điều hấp dẫn khi đi du lịch Huế ngày Tết

Nëse keni ndërmend të shkoni Turizmi i ngjyrave Në festën e Tet, le të fillojmë të planifikojmë tani për të pasur një udhëtim mbresëlënës pranveror në kryeqytetin…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *