CEO là gì? Có lẽ bạn đã không còn quá xa lạ với chức danh này. Tuy nhiên, để hiểu rõ tường tận về CEO. Tax Plus mời bạn tham khảo chi tiết hơn ở bài chia sẻ này. Sẽ có nhiều kiến thức mới mà bạn sẽ phải cập nhật thêm đấy. Nào cùng tìm hiểu nhé!
CEO là gì?
CEO là viết tắt của cụm từ “Chief Executive Office” nghĩa là Giám Đốc điều hành. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, CEO được dùng cho các chức danh như: Tổng Giám Đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty. Nói dễ hiểu nhất thì CEO chính là mô tả cho người nắm giữ chức vụ quản lý cao nhất của một doanh nghiệp nào đó.
Theo wiki: Tổng giám đốc điều hành (tiếng Anh: chief executive officer – CEO hay tổng giám đốc) là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan. CEO phải báo cáo trước hội đồng quản trị của tổ chức đó. Thuật ngữ tương đương của CEO có thể là giám đốc quản lý (MD) và giám đốc điều hành (CE).
Nói ví von hơn, CEO chính là người thuyền trưởng, thông qua trí óc, sức lực, chuyên môn sẽ dẫn dắt “con thuyền” doanh nghiệp của mình vượt qua hàng ngàn những sóng gió trên thương trường để đi tới bến bờ của sự thành công.
? Xem thêm: Quản lý cấp trung là gì? Những kỹ năng quản lý cấp trung cần có
Các công việc của Giám đốc điều hành có thể chịu sự quản lý trực tiếp bởi Hội đồng quản trị nhưng cũng có thể CEO cũng chính là hội đồng quản trị.

Công việc của CEO
Công việc của CEO là tạo & lập kế hoạch, thực hiện cũng như tích hợp được định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng được các mục tiêu tài chính mà doanh nghiệp đưa ra. Điều này sẽ bao gồm trách nhiệm đối với mọi thành phần & các bộ phận trong một doanh nghiệp.
Ngoài ra, làm CEO cũng phải đảm bảo được sự lãnh đạo đối với tổ chức để duy trì được nhận thức một cách liên tục về cả cảnh quan bên ngoài, bên trong giúp mở rộng khách hàng, thị trường, đưa doanh nghiệp phát triển cũng như bắt kịp về tiêu chuẩn mới của ngành, lĩnh vực theo đuổi.
CEO là người cuối cùng đưa ra các quyết định dù dễ dàng hay khó khăn dựa theo nhu cầu, mục tiêu & giá trị thực của doanh nghiệp.
Tùy theo quy mô tổ chức mà CEO thường sẽ thực hiện nhiệm vụ báo cáo cho hội đồng quản trị. Nếu như CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc là chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu thì Hội đồng quản trị sẽ đóng vai trò tư vấn cho CEO.
? Xem thêm: CFO là gì? Vai trò, sức ảnh hưởng và tầm quan trọng CFO trong CTY
Vai trò của CEO là gì
Qua những chia sẻ trên đây bạn có thể hiểu CEO là gì & hiểu họ phải làm những công việc gì, bên cạnh đó, bạn cũng có thể biết được sơ qua về trách nhiệm mà một Giám đốc điều hành sẽ phải gánh vác. Tuy nhiên vai trò của CEO là gì thì không phải ai cũng hiểu hết được. Nào giờ thì mời bạn tiếp tục tìm hiểu vai trò của một Giám đốc điều hành trong công ty là như thế nào nhé!

Những vai trò quan trọng của một CEO
Đối với 1 doanh nghiệp, tổ chức, Giám đốc điều hành sẽ nắm giữ những vai trò sau đây:
- CEO đưa ra các chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn & sứ mệnh của doanh nghiệp.
- Là người chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch cũng như hướng đi cụ thể cho công ty.
- Thực hiện chỉ đạo & điều hành công tác xây dựng và triển khai các kế hoạch để kinh doanh do ban Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Đứng mũi chịu xào về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty, giúp công ty có thể đảm bảo được mục tiêu ngắn hạn & dài hạn, trung hạn.
- Đưa ra các ý kiến để đề xuất nhằm hoàn thiện công ty, doanh nghiệp tốt hơn, tích cực hơn trong quá trình phát triển.
- Chịu trách nhiệm trong quá trình xây dựng, quảng bá, phát triển hình ảnh & thương hiệu cho công ty.
- Đại diện thay mặt cho công ty đàm phán & ký kết các hợp đồng thương mại.
- Chịu trách nhiệm để phê duyệt các vấn đề về tài chính, thực hiện kiểm soát & đánh giá, điều chỉnh ngân sách cũng như định mức chi phí.
- Thực hiện tổ chức, điều hành và đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ để tổng kết, xem xét điều chỉnh.
- Thực hiện phê duyệt các dự án phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện phân phối và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ ra các kênh trên thị trường nhằm tạo doanh thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Thực hiện xây dựng kế hoạch nhân sự và tuyển dụng nhân sự cho công ty.
- Phê duyệt các chính sách bao gồm: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiền lương, trợ cấp tiền.
- Là người phê duyệt báo cáo về đánh giá nhân viên, xác định khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên.
- Tiến hành tổ chức cơ cấu và thiết lập lên bộ máy quản lý cũng như bộ máy vận hành hệ thống nhân sự đảm bảo tính hiệu quả cho công ty.
? Xem thêm: CMO là gì? Vai trò, chức năng và tầm quan trọng CMO trong CTY
Về cơ bản vai trò của CEO sẽ gồm những việc trên đây. Tuy nhiên tùy theo cơ cấu, đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp mà vai trò của CEO sẽ tăng lên hoặc giảm đi ít nhiều.
–> Khi muốn thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Cakhia TV.vn để nhận những ưu đãi bất ngờ từ dịch vụ thành lập công ty tphcm
Vậy để trở thành CEO cần đáp ứng những yêu cầu nào
Đối với 1 người muốn trở thành CEO, cần phải có các tố chất đáp ứng yêu cầu công việc. Qua những vai trò mà chúng tôi chia sẻ trên đây, bạn cũng hiểu để trở thành CEO thì người đó phải cực kỳ nỗ lực, cố gắng, có kiến thức chuyên môn & nhanh nhạy, quyết đoán… Bên cạnh đó, để trở thành một CEO tài năng thì cần phải có những tố chất sau đây:
No 1: Luôn học hỏi & có kiến thức đa lĩnh vực
Với 1 người làm CEO thì chắc chắn đây là yêu cầu bắt buộc. Làm CEO mà bạn không biết cái này hay cái kia thì chắc chắn sẽ không thể vận hành hiệu quả bộ máy của doanh nghiệp. Với CEO, bạn phải có tầm nhìn tổng quan về mọi mặt của công ty & ngoài xã hội.
Từ đó mới có thể nắm bắt được tình hình thực tế và có các phương án, kế hoạch phù hợp để phát triển công ty trong thời đại mới. Nếu không cứ mãi thụt lùi, về lâu dài, doanh nghiệp trì trệ sẽ không thể theo kịp các đối thủ khác.
Thương trường là chiến trường. Vì thế yêu cầu người làm CEO luôn phải sẵn sàng để đối phó với mọi trường hợp, mọi biến động để giữ vững doanh nghiệp, ổn định cơ sở trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Bởi thế CEO sẽ phải sở hữu một lượng kiến thức khổng lồ rộng lớn không chỉ nằm ở chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa.
? Xem thêm: Founder là gì, Co-Founder là gì

No 2: Có nền tảng về khoa học quản trị
Làm CEO cũng là người cần đến những kiến thức về quản trị. Vì làm CEO, công việc chính là điều hành bộ máy tổ chức nên phải có nền tảng về khoa học quản trị thì mới mong trở thành được một người điều hành giỏi. Bạn sẽ cần phải có kiến thức về quản trị trong quá trình đào tạo.
Ngoài ra luôn phải tìm tòi, nghiên cứu, học tập và không ngừng học hỏi những kiến thức mới để bắt kịp với xu hướng quản trị giúp điều hành hiệu quả doanh nghiệp.
No 3: Có kinh nghiệm & kỹ năng
Người làm Giám đốc điều hành cũng cần có kinh nghiệm & kỹ năng để xử lý các tình huống, hiểu biết về cách đối nhân xử thế. Giám đốc công ty sẽ phải có vốn sống, phải trải nghiệm, phải qua các thử thách ở nhiều lĩnh vực, môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
No 4: Có khả năng chịu được áp lực, có sức khỏe tốt
Đứng mũi chịu xào sẽ có áp lực vô cùng lớn. Bạn sẽ phải làm việc nhiều khi quá tải khiến bản thân mệt mỏi vô cùng. Vì thế việc phải chịu được áp lực & rèn luyện sức khỏe để đương đầu với mọi thử thách rất quan trọng.
No 5: Có chút tố chất bẩm sinh
Không phải ai cũng có thể làm CEO được. Ngoài những yêu cầu trên thì bạn còn phải có cả tố chất bẩm sinh như chỉ số IQ, chỉ số EQ, tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp & phân tích, tính sáng tạo….

? Xem thêm:
5 điều CEO nên làm để giúp doanh nghiệp phát triển mạnh
Với tư cách là CEO – Giám đốc điều hành, nhiệm vụ của bạn cần đáp ứng nhu cầu của nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng – tất cả trong khi tiếp tục phát triển doanh nghiệp. Bạn nên tin rằng các đối thủ cạnh tranh của mình liên tục đưa ra những ý tưởng và chiến lược mới để mở rộng công ty của họ, vậy bạn sẽ làm cách nào để bắt kịp với họ?
Đây là năm điều mà mọi CEO nên làm để giúp phát triển doanh nghiệp của họ, bạn phải quan tâm
Top 1. Lựa chọn một cách khôn ngoan
Một nhà lãnh đạo chỉ mạnh với đội nhóm của họ. Là CEO, bạn cần lựa chọn nhân viên quản lý của mình một cách cẩn thận. Từ trên xuống dưới, tất cả các cấp lãnh đạo sẽ là huyết mạch của doanh nghiệp bạn. Chúng rất quan trọng để cung cấp các giá trị và kỳ vọng về hiệu suất của tổ chức cho các nhân viên đối mặt với khách hàng.
Cakhia TV thường thấy rằng phần thách thức nhất của việc xây dựng một đội ngũ lãnh đạo hoạt động cao là đảm bảo mọi người đều ở trên cùng một chiến tuyến. Những cá tính mạnh mẽ và những quan điểm khác biệt đôi khi có thể cản trở sự ổn định và phát triển của cả nhóm. Đảm bảo rằng ngoài kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, cấp C-suite của bạn còn hợp tác, hỗ trợ và thách thức lẫn nhau và công ty để làm tốt hơn.
? Xem thêm: COO là gì? Vai trò & Trách nhiệm tối thượng của COO trong doanh nghiệp
Top 2. Lên kế hoạch trước
Điều này có vẻ khá hiển nhiên, nhưng lập kế hoạch tăng trưởng là cách tốt nhất để biến nó thành hiện thực. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên là thứ mà tôi muốn gọi là ‘thực tế một cách có tham vọng’. Bạn không muốn bản thân hoặc công ty thất bại, nhưng bạn cũng không muốn đặt mức này quá thấp. Theo kinh nghiệm của Cakhia TV, chúng tôi thấy việc thường xuyên xem lại kế hoạch của bạn và đo lường mức độ thành công của nó thường xuyên sẽ rất hữu ích.
Top 3. Hãy thể hiện mình là CEO, đừng chỉ là cái danh
Là giám đốc điều hành, bạn là bộ mặt của Công ty. Tận dụng thương hiệu cá nhân của bạn càng nhiều càng tốt. Bạn không thể nghĩ đến Apple mà không nghĩ đến Steve Jobs, Facebook mà không có Mark Zuckerberg, hay Virgin mà không có Richard Branson. Việc xây dựng thương hiệu của bạn với tư cách là Giám đốc điều hành cuối cùng sẽ thúc đẩy doanh thu và giúp tăng khả năng hiển thị cho công ty.
Có nhiều cách khác nhau để làm điều này. CEO của Cakhia TV nói trước công chúng rất nhiều. Từ các hội nghị được tham dự rộng rãi đến các hội thảo nhỏ hơn, nhảy vào một hội đồng chuyên môn ở cấp độ vừa phải đến nâng cao hoặc trở thành khách mời của bài phát biểu chính không chỉ là một cách tuyệt vời để kết nối mà còn học hỏi từ những người khác đang làm những điều đáng kinh ngạc với công ty của họ.
? Xem thêm: CPA trong kế toán là gì? Vai trò và Trách nhiệm trong CTY ra sao?
Top 4. Đừng bao giờ ngừng tiến bước
Phát triển kinh doanh là nền tảng thành công của bất kỳ công ty nào và là chìa khóa của sự tăng trưởng. Là Giám đốc điều hành, bạn cần phải suy nghĩ về mọi khía cạnh của sự phát triển bao gồm mở rộng sang các thị trường mới, thu hút khách hàng mới và đổi mới sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Nếu bạn không liên tục phát triển công việc kinh doanh của mình, bạn sẽ bị tụt lại phía sau.
Top 5. Dành thời gian để suy nghĩ
Có điều gì đó để nói về việc tìm thời gian để chỉ ngồi và suy nghĩ. Chúng tôi luôn cắm đầu vào công việc. Khi chúng tôi có một phút ở một mình, chúng tôi sẽ dành thời gian đó để ngồi vào các cuộc họp nhóm, nghe podcast hoặc cập nhật email. Có quá nhiều áp lực để tối đa hóa mỗi giây mỗi ngày, đến mức phút chúng ta không làm điều gì đó mà chúng ta cảm thấy như đang lãng phí thời gian.
Có một lý do khiến CEO Jeff Weiner của LinkedIn dành ra hai giờ suy nghĩ liên tục mỗi ngày. Đừng ngại dành chút thời gian để suy nghĩ về bức tranh lớn, nó sẽ giúp bạn và nhóm của bạn mạnh mẽ hơn rất nhiều.
? Xem thêm: CSR là gì? Tầm quan trọng của CSR với doanh nghiệp
Lời kết
Qua những gì chúng tôi chia sẻ bạn đã thấy CEO là gì rồi chứ? Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về CEO và nếu có ý định muốn trở thành CEO cho một công ty hay doanh nghiệp nào đó, hãy đáp ứng đủ các yếu tố trên đây nhé. Bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp ngay hôm nay hãy liên hệ với Tax Plus để được tư vấn thêm nếu bạn cần theo thông tin sau:
- Địa chỉ: 329 – 331 An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, Tp. HCM
- SĐT: 0853 9999 77
- Email: [email protected]
- Website:
Xuất bản ngày: 13/11/2019 @ 21:25
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết 【HOT】CEO Là Gì? Tố Chất & Tầm ảnh Hưởng Của CEO Trong CTY . Đừng quên truy cập Cakhia TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !